13:08
-


Đá biến chất
Đá biến
chất được hình thành từ sự biến
tính của đá mácma, đá trầm tích, thậm chí cả từ
đá biến chất có trước, do sự
tác động của nhiệt độ,
áp suất cao (nhiệt độ lớn
hơn 150 đến 200 °C và áp suất khoảng trên 1500 bar) và các chất có hoạt tính hoá học,
gọi là quá trình biến chất.
Các chất
có hoạt tính hoá học thường gặp
nhất là nước và axit cacbonic thường xuyên có trong tất cả các loại
đất, đá. Tính chất của đá biến
chất do tình trạng biến chất
và thành phần của đá trước khi bị
biến chất. Dưới sự
tác động của các tác nhân biến chất, các thành phần
của đá có thể tái kết tinh ở
trạng thái rắn và sắp xếp
lại. Tác dụng biến chất
không những có thể cải biến
cấu trúc của đá mà còn làm thay đổi thành phần khoáng vật của nó.
Trong quá trình biến
chất do tác động của áp lực
và sự tập hợp nhiều
loại kết tinh nên đá biến chất thường
rắn chắc hơn đá trầm
tích; nhưng đá biến chất từ
đá mácma thì do cấu tạo dạng phiến
mà tính chất cơ học của
nó kém đá mácma.
Các đá biến
chất chiếm phần lớn
trong lớp vỏ của Trái đất
và được phân loại dựa trên cấu
tạo, và thành phần hóa học và khoáng vật
hay còn gọi là tướng biến chất.
Chúng có thể được tạo ra dưới
sâu trong lòng đất bởi nhiệt độ
và áp suất cao hoặc được tạo
ra từ các quá trình kiến tạo mảng
như va chạm giữa các lục
địa, và cũng được tạo ra khi khối
mác ma có nhiệt độ cao xâm nhập lên lớp vỏ
của Trái đất làm các đá có trước bị biến
đổi.
Khoáng vật
trong đá biến chất
Các khoáng vật
tạo đá biến chất chủ
yếu là những khoáng vật nằm trong đá mácma, đá trầm tích và cũng có thể là các khoáng vật
đặc biệt chỉ có ở
trong các loại đá biến chất dưới
sâu như sillimanit,
kyanit, staurolit, andalusit, và granat
Các khoáng vật
khác cũng được tìm thấy như olivin, pyroxen, amphibol, mica, fenspat, và thạch anh nhưng không nhất thiết là kết
quả của quá trình biến chất. Các khoáng vật
này bền vững ở điều
kiện nhiệt độ và áp suất
cao nên chúng ít bị biến đổi hóa học
trong quá trình biến chất. Tuy nhiên, các khoáng vật trên chỉ không bị biến đổi
trong một giới hạn nhất
định, sự có mặt của
một số koáng vật trong đá biến chất phản
ánh nhiệt độ và áp suất hình thành chúng.
Sự
thay đổi kích thước hạt của
đá trong quá trình biến
chất được gọi là quá trình tái kết tinh. Ví dụ,
các tinh thể canxít trong
đá vôi kết tinh thành các
hạt lớn hơn trong đá hoa, hay cát kết bị
biến chất sự kết
tinh của các hạt thạch anh ban đầu
tạo thành đá quartzit rất chặt thường
gồm các tinh thể thạch anh lớn
hơn đan xen vào nhau. Cả hai yếu tố
là nhiệt độ và áp suất cao đều tạo
ra sự tái kết tinh. Nhiệt độ cao cho phép các nguyên tử và ion di chuyển
và làm sắp xếp lại các tinh thể,
còn áp suất làm cho các
tinh thể hòa tan tại các vị trí chúng tiếp
xúc nhau.
Phần lớn đá biến chất
(trừ đá hoa và đá
quartzit) là quá nửa
khoáng vật của nó có cấu tạo dạng
phiến gồm các lớp song song nhau, dễ
tách thành những phiến mỏng.
Cấu
tạo
đá biến
chất
Sự
hình thành các lớp nằm trong các đá biến chất được
gọi là sự phân phiến. Các lớp này được hình thành do lực
nén ép theo một trục trong quá trình tái kết tinh, và đồng thời tạo
ra các khoáng vật kết tinh dạng tấm như
mica, clorit có mặt phẳng vuông góc với lực tác dụng.
Cấu tạo của đá biến
chất được chia thành hai loại là cấu tạo
phân phiến và cấu tạo không phân phiến.
·
Đá có cấu
tạo phân phiến là sản phẩm
của sự biến dạng
đá có trước theo một mặt phẳng,
đôi khi tạo ra các mặt cát khai của khoáng vật: ví dụ slat là đá biến
chất có cấu tạo phân phiến
từ đá phiến sét.
·
Đá có cấu
tạo không phân phiến không có hoa văn (dải) theo từng lớp và được
hình thành do ứng suất tác dụng từ
nhiều phía hoặc không có các khoáng vật phát triển đặc biệt
như phyllit có hạt thô, diệp thạch có hạt
thô hơn, gơnai hạt rất
thô, và đá hoa.
Một
vài loại
đá biến
chất
·
Đá gơnai(gneiss)
hay đá phiến ma: đá gơnai là do đá granit (đá hoa cương)tái kết tinh và biến chất dưới
tác dụng của áp lực cao thuộc
loại biến chất khu vực,
tinh thể hạt thô, cấu tạo dạng
lớp hay phân phiến - trong đó những khoáng vật như thạch
anh màu nhạt, fenspat và
các khoáng vật màu sẫm, mica xếp lớp xen kẽ
nhau trông rất đẹp. Do cấu tạo
dạng lớp nên cường độ
theo các phương khác cũng
khác nhau, dễ bị phong hoá và tách lớp. Đá gơnai dùng chủ
yếu để làm tấm ốp
lòng bờ kênh, lát vỉa hè.
·
Đá hoa: là loại
đá biến chất tiếp xúc hoặc
biến chất khu vực, do tái kết
tinh từ đá vôi và đá
đôlômit dưới tác dụng của nhiệt
độ và áp suất cao. Đá hoa bao gồm những tinh thể
lớn hay nhỏ của canxit, thỉnh
thoảng có xen các hạt đôlômit liên kết với nhau rất
chặt. Đá hoa có nhiều màu sắc như
trắng, vàng, hồng, đỏ, đen... xen lẫn
những mảnh nhỏ và vân hoa. Cường
độ chịu nén 1.200 kg/cm², đôi khi đến 3.000 kg/cm², dễ gia công cơ học, dễ
mài nhắn và đánh bóng. Đá
hoa được dùng làm đá tấm ốp trang trí mặt
chính, làm bậc cầu thang, lát sàn nhà, làm cốt liệu cho bê tông, granito.
·
Đá quartzit (quăczit) là sa thạch hoặc cát kết
thạch anh tái kết tinh tạo thành. Đá màu trắng đỏ hay tím, chịu
phong hoá tốt, cường độ chịu
nén khá cao (4.000 kg/cm²), độ
cứng lớn. Quartzit được sử dụng
để xây trụ cầu, chế
tạo tấm ốp, làm đá dăm, đá hộc
cho cầu đường, làm nguyên liệu sản xuất
vật liệu chịu lửa.
·
Đá bản:
có cấu tạo dạng phiến,
tạo thành từ sự biến
chất của đá trầm tích kiểu
đá phiến sét dưới áp lực cao. Đá màu xám sẫm,
ổn định đối với
không khí, không bị nước phá hoại và dễ tách thành lớp
mỏng. Diệp thạch sét dùng làm vật
liệu lợp rất đẹp.
Các kết
cấu
đá biến
chất
Năm kết
cấu đá biến chất cơ
sở với các kiểu đá điển hình là:
·
Dạng
đá bản (bản nham): Đá bản và phyllit; sự phân phiến gọi là 'cát khai đá bản'
·
Dạng
diệp thạch (đá phiến, phiến nham): Diệp
thạch hay đá phiến; sự phân phiến
gọi là 'cát khai đá phiến'
·
Dạng
gơnai (đá phiến ma, phiến ma nham): Gơnai; sự phân phiến
gọi là 'cát khai gơnai'
·
Dạng
granoblastic: Granulit, một
vài dạng cẩm thạch (đá hoa) và quartzit
·
Dạng
đá sừng: Đá sừng và skarn